Đang thực hiện
Hotline : 091.437.4456
Giai phap top adv

THẤY GÌ TỪ NHỮNG VỤ ĐẠI ÁN XẢY RA TẠI CÁC NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA?

Đăng ngày 28/10/2016

Thời gian vừa qua, Tòa án các cấp có thẩm quyền liên tục đưa ra xét xử các vụ đại án liên quan đến hoạt động thẩm định, cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM). Tất cả các vụ đại án được đưa ra xét xử đều để lại dư luận không tốt cho hệ thống NH và phần nào đó đã ảnh hưởng đến niềm tin của người dân, doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế. Những vụ đại án có liên quan đến rất nhiều cá nhân (có những cán bộ giữ vị trí chủ chốt trong các NH), nhiều tổ chức, gây thiệt hại tương đối lớn về tiền, tài sản cho nhà nước, đồng thời, để lại nhiều điều phải suy ngẫm cho hoạt động của các NH.
 
Xuyên suốt trong việc xét xử các vụ đại án ngoài mục đích trừng trị, răn đe và phòng ngừa tội phạm thì vấn đề ổn định và khắc phục hậu quả của vụ án cũng là một nhu cầu cấp thiết. Khắc phục hậu quả, sớm thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước sau khi bản án có hiệu lực pháp luật là mục tiêu quan trọng trong việc xét xử. Việc này không những sớm ổn định trật tự xã hội mà còn ổn định các quan hệ về tài sản. 
 
Bất chấp tất cả để giải ngân khi các điều kiện chưa đáp ứng
 
“Bị cáo là người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm rất lớn, đã làm nhiều người phải khóc, phải liên luy. Bị cáo xin lỗi các cán bộ NH cấp dưới của bị cáo, cán bộ cấp trên là lãnh đạo của bị cáo đã tin cậy giao trách nhiệm. Bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét vì bị cáo không có bất kỳ vụ lợi nào cho cá nhân, chỉ vì quyền lợi, chỉ tiêu được giao mà bị cáo đã phạm tội…”. Đó là lời nói sau cùng trong nước mắt của một bị cáo nguyên là Giám đốc NH X - nơi thực hiện cho vay dự án dệt nhuộm may đối với công ty nước ngoài trong đó có việc cho vay để mua thương hiệu. Việc cho vay để mua thương hiệu là một trong những phương thức cho vay mới và chưa có trong tiền lệ tại NH này, tuy nhiên, những người đứng đầu của chi nhánh NH này vẫn chỉ đạo cấp dưới tiến hành thẩm định cho vay và giải ngân theo yêu cầu của khách hàng (KH).
 
Người đứng đầu NH này bằng một cuộc điện thoại từ nước ngoài (vì người này đang đi nước ngoài) chỉ đạo cán bộ tại phòng Thanh toán quốc tế giải ngân (vì là giải ngân theo hình thức chuyển tiền ra nước ngoài nên theo quy định do phòng Thanh toán quốc tế tiếp nhận hồ sơ và giải ngân) khi hồ sơ chưa đầy đủ (thiếu chữ ký phê duyệt của người có thẩm quyền; thiếu báo cáo thẩm định…) nhưng cán bộ phòng Thanh toán quốc tế vẫn tiến hành giải ngân và hoàn thiện hồ sơ sau khi đã giải ngân. Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, cán bộ phòng Thanh toán quốc tế cũng đã thừa nhận việc giải ngân khi hồ sơ chưa đầy đủ là sai và hình phạt cho việc làm này là bản án 13 năm tù cho cán bộ này về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
 
Tương tự là trường hợp cho vay đối với khách hàng tại NH Y, tại NH này đã tiến hành cho KH vay để thu gom đất làm dự án khi dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp nên hợp đồng thế chấp không công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm được; NH đã không thực hiện việc đánh giá khả năng tài chính, xếp loại KH… nhưng vẫn tiến hành thẩm định và giải ngân dẫn đến thiệt hại gần 1000 tỷ đồng tiền và tài sản của nhà nước. Tuy nhiên, câu chuyện đáng buồn nhất xảy ra trong vụ án này là việc cán bộ thuộc NH này theo sự chỉ đạo bằng miệng từ Giám đốc đã cho KH vay mượn lại các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được thế chấp tại NH chỉ bằng giấy viết tay. Khi KH mượn được tài sản là các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, KH đã đem thế chấp tại một NH khác để tiếp tục vay vốn. Tại phiên Tòa sơ thẩm và phiên Tòa phúc thẩm, cán bộ cho mượn tài sản đã phải chịu mức án 14 năm tù giam vì “tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. 
 
Hãy nhìn vào bản chất thực của sự việc, nếu đánh giá đúng thì câu hỏi được đặt ra, cán bộ cho mượn tài sản có sai không, xin trả lời là sai; việc cho mượn như thế có đúng không, xin trả lời là việc cho mượn là không sai. Vì việc cho mượn tài sản là việc làm thường xuyên trong xã hội dân sự và được Bộ luật dân sự quy định, tuy nhiên, khi mượn, nếu cán bộ được giao nhiệm vụ cho mượn đi cùng KH mượn, tiến hành công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà KH mượn thì sự việc có lẽ đã không xảy ra. 

http://thamdinhphuongdong.com/vn/
 
Việc sai phạm của cán bộ NH có thể do nhận thức, do thiếu hiểu biết nhưng cũng có cái sai là do sự cẩu thả, do sự bất cẩn khi tiến hành các thao tác trong nghiệp vụ cho vay. Như trường hợp đã xảy ra trên thực tế tại NH Z. Khi KH và NH ký hợp đồng thế chấp bảo đảm cho khoản vay của KH nhưng do sự bất cẩn của cán bộ nên đã đánh máy nhầm (đáng lẽ số là "3" nhưng khi viết chữ lại là "năm") nên dẫn đến khi vụ việc được Tòa án đưa ra xét xử, Tòa án đã tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu. Việc hợp đồng thế chấp vô hiệu vô hình chung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của NH do lỗi sơ đăng của cán bộ NH và cũng là bài học cần rút kinh nghiệm trong hoạt động của các NH hiện nay. 
 
Một trường hợp nữa liên quan đến việc tắc trách của cán bộ tín dụng NH đó là khi ký hợp đồng thế chấp đối với tài sản thế chấp là tài sản chung của Hộ gia đình (tài sản chung của Hộ gia đình về nguyên tắc phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên trong gia đình). Tuy nhiên, khi ký hợp đồng thế chấp, những cán bộ NH do chủ quan đã không kiểm tra việc ủy quyền của những người đồng sở hữu tài sản xem ủy quyền đó đã được công chứng theo đúng quy định của Luật công chứng hay chưa và những người đồng sở hữu tài sản nói trên có những người đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài thì việc công chứng hợp đồng ủy quyền thế chấp tài sản được thực hiện như thế nào, đã được Cơ quan đại sứ quán xác nhận chưa và thời hạn ủy quyền của những người đồng chủ sở hữu tài sản đang được thế chấp tại NH đã hết hạn chưa. Nhưng do chủ quan, cán bộ NH đã không thực hiện đầy đủ việc công chứng ủy quyền của những người là đồng chủ sở hữu tài sản và kiểm tra thời hạn ủy quyền nên đã dẫn đến một trong những người đồng chủ sở hữu tài sản chung của Hộ gia đình kiện NH vì thời hạn ủy quyền đã hết và khi ký hợp đồng thế chấp không được đồng chủ sở hữu tài sản cho phép chấp thuận. 
 
Bài học rút ra từ những vụ đại án tại các NH
 
Có những sự việc đã xảy ra do nhận thức chủ quan và có những sự việc nếu những người đứng đầu các NH sát sao hơn, quan tâm hơn để chỉ đạo cấp dưới thực hiện theo đúng những gì quy trình nội bộ đã quy định trên cơ sở quy định cho vay của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật có liên quan thì những sự việc về con người về tiền và tài sản đã không xảy ra. Từ những sự việc đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đúc kết và rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây để chia sẻ cho những người đã và đang là quản lý, điều hành tại NH, những cán bộ tín dụng đang trực tiếp tiếp xúc và cho vay khách hàng được biết với mong muốn hoạt động cho vay tại các NH luôn tuân thủ quy định của pháp luật.
 
Thứ nhất: các NH khi cho vay không giải ngân (chuyển tiền) cho KH khi hồ sơ chưa đầy đủ mặc dù giữa NH và KH đã ký hợp đồng tín dụng và NH cam kết cho KH vay, nhưng khi NH kiểm tra tài sản thế chấp của KH, khả năng tài chính mà thiếu độ tin cậy, nếu NH giải ngân khoản vay sẽ có nguy cơ mất vốn thì NH vẫn có quyền từ chối không cho vay mà không bị coi là vi phạm (VD: trong vụ án tại NH X đã nói ở trên, giải ngân khi hồ sơ giải ngân thiếu giấy nhận nợ; thiếu báo cáo thẩm định nhưng vẫn chuyển L/C cho vay mua thương hiệu tại phòng Thanh toán quốc tế).
 
Thứ hai: đối với lĩnh vực cho vay mới mà quy định nội bộ của các NH chưa có hướng dẫn và Ngân hàng Nhà nước cũng chưa quy định cụ thể, cần thiết (NH nơi cho vay) nên xin ý kiến bằng văn bản từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời, tiến hành thuê đơn vị thẩm định giá của nhà nước thẩm định để tránh gây thất thoát vốn khi quyết định cho vay (VD: trong vụ án tại NH X nói trên là việc cho vay mua thương hiệu là việc cho vay hoàn toàn mới).
 
Thứ ba: cần kiểm soát chặt chẽ dòng tiền và mục đích sử dụng tiền vay của KH (đây là điều tối quan trọng) vì khi kiểm soát được dòng tiền thì NH (nơi giải ngân) mới xác định được tài sản khác (ngoài tài sản đã được thế chấp) của KH xuất phát từ dòng tiền NH đã giải ngân cho KH vay để phục vụ cho việc thu nợ sau này.
 
Thứ tư: khi cho vay, cần thẩm định và đi giám sát trực tiếp, kiểm tra tổng thể toàn bộ khả năng và tình hình hoạt động của KH để xem xét đánh giá đúng thực chất nhu cầu vay vốn (trong vụ án tại NH X đã nêu nói trên là việc cho vay và giải ngân không có tài sản bảo đảm; cho vay vượt hạn mức cho vay đối với một khách hàng, không kiểm tra, giám sát…nên đã dẫn đến thiệt hại).
 
Thứ năm: những dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp nên hợp đồng thế chấp không công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm được, rồi NH không thực hiện việc đánh giá khả năng tài chính, xếp loại KH; cho mượn tài sản và bị lừa mang sang NH khác thế chấp vay vốn và gán nợ cho NH khác. Do vậy, chúng tôi mong muốn rằng khi các NH nhận tài sản thế chấp thiết nghĩ cần có sự phối hợp, kiểm tra giữa các NH với nhau, tránh việc KH lừa đảo lấy tài sản đang được thế chấp tại NH này sang thế chấp tại NH khác. 
 
Thứ sáu: tuân thủ đúng quy trình cho vay, không cho vay, giải ngân khi KH vi phạm về điều kiện vay vốn được quy định tại văn bản nội bộ cũng như quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, quy định tại Quyết định 1627 của Ngân hàng Nhà nước và các quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế Quyết định 1627  quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm. Hành vi không thực hiện việc đánh giá khả năng tài chính, xếp loại KH được coi là“không thẩm định và tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định” là vi phạm các quy định như đã nói trên. Bên cạnh đó, khi cán bộ tín dụng đề xuất cho mượn tài sản đang là tài sản được thế chấp tại NH mà không có biện pháp quản lý nào mà theo lập luận của Tòa án “biện pháp quản lý” nghĩa là khi cho mượn tài sản thì phải có tài sản khác có giá trị tương ứng thay thế bảo đảm trong thời gian cho mượn đã vi phạm nghiêm trọng quy định về cho mượn tài sản được quy định tại Bộ Luật dân sự và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các NH.
 
Thứ bảy: khi thẩm định cho vay, các NH phải yêu cầu KH cung cấp báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán hoặc báo cáo đã có xác nhận của cơ quan thuế để làm căn cứ thẩm định khả năng tài chính của KH. Cần kiểm tra phương án kinh doanh, kiểm tra số hàng hóa thực tế trong kho của KH so với hóa đơn mua bán hàng hóa, kiểm tra hàng xuất kho, nhập kho thực tế để chứng minh KH có hoạt động mua bán thực tế; đồng thời, khi giải ngân vốn vay cho KH không được giải ngân trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của KH, tránh trường hợp KH sử dụng vốn vay sai mục đích đẫn đến cán bộ cho vay không quản lý được nguồn tiền cho vay làm thất thoát vốn của nhà nước. Cán bộ tín dụng khi thẩm định năng lực tài chính, phải thẩm định các mối quan hệ của KH, đặc biệt là mối quan hệ giữa các công ty gia đình, tránh trường hợp khách hàng chuyển vốn lòng vòng giữa các công ty, lập hóa đơn chứng từ khống để làm giả bộ hồ sơ vay vốn.
 
Thứ tám: khi nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, NH phải thẩm định kỹ nguồn gốc, loại đất, đối chiếu với Luật đất đai có đủ điều kiện nhận làm tài sản bảo đảm không, xem xét KH đã hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa, hợp đồng chuyển nhượng có hợp pháp, hợp lệ không, có vi phạm quy định Luật đất đai không. Đối với việc nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư xây dựng thì phải đầy đủ hồ sơ, giấy tờ pháp lý như có phê duyệt chi tiết tỷ lệ 1/500, có quyết định thu hồi đất giao đất, được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án…
 
Thứ chín: ngoài những bài học nói trên thì chúng tôi mong rằng những cán bộ đang thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong hoạt động tín dụng tại các NH, đặc biệt là những người đứng đầu có trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của NH hãy tỉnh táo hơn, đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất bản thân, đừng bao giờ phải nói lời sau cùng trong nước mắt trước Hội đồng xét xử mới biết mình sai thì việc thất thoát tiền, tài sản và đặc biệt là con người đã không xảy ra và đã không gây ảnh hưởng lớn đến thương hiệu cũng như niềm tin của người dân vào “mạch máu” của nền kinh tế đất nước. 

Sưu tầm.
Tin liên quan
10/03/2022 16:49
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUAN TRỌNG CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 3/2022
10/03/2022 16:39
NGÀNH THUẾ THU NGÂN SÁCH 2 THÁNG/2022 ƯỚC ĐẠT 276.664 TỶ ĐỒNG
10/03/2022 16:35
GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 CAO HƠN SO VỚI CÙNG KỲ
10/03/2022 16:20
MỘT SỐ THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU NGÀY 01.3.2022
GIÁM ĐỊNH VẬT TƯ, MÁY MÓC, THIẾT BỊ
05/04/2021
Dịch vụ giám định máy móc thiết bị của OVI giúp các nhà nhập khẩu/ nhà đầu tư hay các...
THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN
05/04/2021
Dịch vụ thẩm định giá Bất động sản của OVI sẽ giúp cho các tổ...
THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
05/04/2021
Dịch vụ thẩm định máy móc thiết bị của OVI sẽ phục vụ các chủ...
DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM
05/04/2021
Dịch vụ giám định bảo hiểm của OVI sẽ giúp các chủ đầu tư, doanh nghiệp, công ty bảo...
Hỗ trợ trực tuyến

Hotline 1:024.6260.5645

Hotline 2:090.459.9898

Hotline 3:091.437.4456

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần
Chúng tôi trên MXH

Đối tác và khách hàng của chúng tôi