Đang thực hiện
Hotline : 091.437.4456
Giai phap top adv

THỰC TRẠNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC TA

Đăng ngày 25/10/2016

Nhượng quyền thương hiệu đối với các doanh nghiệp ở nước ta không có gì mới mẻ. Tuy nhiên khi tham gia vào hoạt động kinh doanh theo phương thức này, nhiều doanh nghiệp gặp phải nhiều những khó khăn khác nhau.
 
1. Nhượng quyền thương hiệu ở trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây
 
Năm 2011, số lượng của hàng nhượng quyền thương hiệu cửa hàng  Mc Donald's 27075 trên thế giới, Starbucks đạt 7891 cửa hàng. Đến thời điểm này chắc chắn số lượng các cửa hàng nhượng quyền của những thương hiệu này đã tăng vọt và có mặt tại hầu hết các châu lục. Đúng như người ta nói, chỉ có kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu mới giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi một cách nhanh chóng và rộng khắp đến như vậy. Điều này cũng lí giải vì sao từ trước tới nay, phương thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu luôn sôi động và thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp đến như vậy.
 
 
Trong đó ở Việt Nam cũng đã có những doanh nghiệp gặt hái được những thành công khi kinh doanh theo phương thức này. Nhượng quyền thương hiệu đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90 tại thời điểm đó vẫn rất mới mẻ đối với đại đa số các doanh nghiệp của ta. Tuy nhiên, ngay sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO thì nhượng quyền thương hiệu chính thức nở rộ với sự xuất hiện của những thương hiệu lớn trên thế giới như KFC, Lotteria, Jollibie, Pizza hut, Subway và mới đây nhất là Starbucks. Bên cạnh những doanh nghiệp tham gia là đối tác nhượng quyền cho những thương hiệu lớn này thì chúng ta đã có những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu nhượng quyền của riêng mình như Phở 24, Trung Nguyên, Wrap & Roll, Kinh Đô Bakery. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp thành công với thương hiệu nhượng quyền của riêng mình chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng tên tuổi, thương hiệu và số lượng của hàng nhượng quyền của họ rất đáng kể. Cuối năm 2011, Phở 24 có khoảng 60 cửa hàng trong nước và 20 của hàng ở nước ngoài. Café Trung Nguyên có một mạng lưới gần 1000 quán café nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như Mỹ, Nhật, Singapo, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ucraina. Còn Wrap & Roll, sau khi nhượng quyền thành công ở Úc và Singapo thì hiện đang tiến hành nhượng quyền sang Malaysia và Indonesia.
 
2. Những khó khăn khi tham gia nhượng quyền thương hiệu của các doanh nghiệp nước ta
 
Có thể thấy rằng một mặt, bằng phương thức kinh doanh nhượng quyền, các thương hiệu của nước nói trên đã ghi danh mình vào bản đồ các thương hiệu nhượng quyền thành công trên thế giới. Từ đó tạo động lực, cảm hứng cho các doanh nghiệp đi sau nỗ lực hơn nữa để gặp hái thành công. Thế nhưng một mặt khác, thật đáng buồn là ở nước ta hiện nay vẫn chưa có thêm thương hiệu nào nhượng quyền thành công, ngược lại ngay chính những doanh nghiệp đã từng thành công nay cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ.
 
 
Theo ông chủ Phở 24h, Phở 24h quyết định bán thương hiệu này với giá 20 triệu đô la Mỹ có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính là lỗi quản trị hệ thống và Phở 24 gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với hàng loạt thương hiệu đồ ăn nhanh có tiếng ồ ạt đổ vào Việt Nam như KFC, Lotte. Trong khi đó, việc đầu tư để nâng cấp hệ thống cửa hàng, đẩy mạnh quảng bá cần rất nhiều tiền mà trong khủng hoảng thì tiền là cả vấn đề. Chính vì vậy, đến thời điểm này có rất nhiều người cho rằng việc bán Phở 24 là một quyết định hết sức khôn ngoan, kịp thời và đầy tầm nhìn của ông chủ thương hiệu này. Bởi nếu để thêm thời gian nữa thì chuỗi cửa hàng này thực sự thoái trào thì Phở 24 có thể bán với giá thấp hơn hoặc thậm chí không thể bán được. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ bị thiệt đơn, thiệt kép.
 
Qua câu chuyện của Phở 24 có thể thấy kinh doanh nhượng quyền quả thực không hề đơn giản. Cơ hội lớn nhưng rủi ro kèm theo cũng rất cao. Đó lại một lần nữa lí giải vì sao đến nay con số các doanh nghiệp Việt thành công lại khiêm tốn như vậy. Bởi để thành công, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược quản trị nhượng quyền bài bản, chặt chẽ, có chiến lược và có tầm nhìn. Bên cạnh đó luôn cần phải có một hệ thống giám sát chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế và một điều quan trọng nữa là "chậm mà chắc" còn hơn là "dục tốc bất đạt". Thế nhưng thực đáng tiếc cho đến lúc này nhiều doanh nghiệp của ta vẫn chưa thực sự ý thức đầy đủ và sâu sắc điều này nên vẫn đang phát triển một cách quá nhanh, quá nóng và rồi lại đang đau đầu vì mất dần kiểm soát hệ thống và sự sa sút hoạt động nhượng quyền thương hiệu của mình.
 
Sưu tầm.
Tin liên quan
10/03/2022 16:49
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUAN TRỌNG CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 3/2022
10/03/2022 16:39
NGÀNH THUẾ THU NGÂN SÁCH 2 THÁNG/2022 ƯỚC ĐẠT 276.664 TỶ ĐỒNG
10/03/2022 16:35
GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 CAO HƠN SO VỚI CÙNG KỲ
10/03/2022 16:20
MỘT SỐ THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU NGÀY 01.3.2022
GIÁM ĐỊNH VẬT TƯ, MÁY MÓC, THIẾT BỊ
05/04/2021
Dịch vụ giám định máy móc thiết bị của OVI giúp các nhà nhập khẩu/ nhà đầu tư hay các...
THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN
05/04/2021
Dịch vụ thẩm định giá Bất động sản của OVI sẽ giúp cho các tổ...
THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
05/04/2021
Dịch vụ thẩm định máy móc thiết bị của OVI sẽ phục vụ các chủ...
DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM
05/04/2021
Dịch vụ giám định bảo hiểm của OVI sẽ giúp các chủ đầu tư, doanh nghiệp, công ty bảo...
Hỗ trợ trực tuyến

Hotline 1:024.6260.5645

Hotline 2:090.459.9898

Hotline 3:091.437.4456

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần
Chúng tôi trên MXH

Đối tác và khách hàng của chúng tôi